Kiến trúc xanh và Những lợi ích tuyệt vời cho nhà ở Việt Nam
Môi trường ngày càng bị ô nhiễm, không khí trong lành dần bị thay thế bởi khói bụi và các mùi độc hại. Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng nếu chúng ta không thay đổi, môi trường trong tương lai sẽ ngày càng tệ hại hơn nữa. Vì vậy, xu hướng kiến trúc xanh cho nhà ở nói riêng và cảnh quan đô thị nói chung, đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành kiến trúc. Kiến trúc xanh đã có được những hiệu quả tốt trong việc sử dụng các loại vật liệu, tiết kiệm năng lượng và góp phần không nhỏ vào việc giảm các tác động xấu cho môi trường, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của xây dựng đối với sức khỏe con người lẫn môi trường tự nhiên.
Những đóng góp to lớn của giải pháp Kiến Trúc Xanh
- Về kinh tế: lợi ích đầu tiên đó là chi phí sẽ giảm hơn hẳn trong quy trình sử dụng lâu bền của công trình. Chi tiết hơn là: các hóa đơn giảm đáng kể như nước, điện, rác thải. chi phí vận hành….cũng như thu hồi vốn rất nhanh số tiền đầu tư ban đầu để xây dựng. So với các công trình thông thường, công trình xanh lại có tính vững bền và lâu dài, nên giá trị của tài sản ngày càng tăng chứ không có giảm. Chính vì vậy các chủ sở hữu đang dần nghiêng hướng về phía công trình xanh.
- Về xã hội: đang được thể hiện ngày càng rõ ràng hơn khi mà kiến trúc xanh kiến tạo nên môi trường trong lành và thân thiện ở nhiều khía cạnh khác nhau cho con người. Ví dụ như: không khí trong nhà mát mẻ hơn, thoáng đãng hơn, mọi công năng trở nên dễ chịu, thoải mái và được tối ưu hóa. Các nhà thiết kế tin chắc rằng kiến trúc xanh sẽ góp một phần không hề nhỏ cho việc hạn chế bớt các bệnh liên quan đến hen suyễn, hô hấp hoặc các triệu chứng dị ứng.
- Về tinh thần: con người ai cũng thích sự trong lành, tươi mới và thuần khiết của thiên nhiên hơn là không khí ngột ngạt, đầy khói bụi của thành phố. Việc phát triển các công trình xanh trong đô thị giúp con người trở nên gần gũi với thiên nhiên, lọc bớt khí, mang đến tinh thần thoải mái, yên bình khi được tiếp xúc với các mảng xanh tươi mát. Kiến trúc xanh có lợi cho sự giải tỏa căng thẳng. giúp tinh thần con người tươi mới, năng động và hạnh phúc hơn.
- Về môi trường: đây là lợi ích đầu tiên và được chú trọng nhất, kiến trúc xanh góp phần bả vệ đa dạng sinh thái và sinh học, lọc khí, nâng cao chất lượng của nước, bảo tồn thiên nhiên, giảm bớt các chất thải rắn. “Hội đồng xanh Thế giới” đã so sánh và đưa ra một kết quả là các công trình xanh có lợi hơn công trình thông thường rất nhiều: tiết kiệm đến 26% năng lượng, 13% chi phí bảo trì và giảm đến 33% lượng khí thải nhà kính.
Xu hướng kiến trúc xanh phát triển thế nào trên thế giới?
Khí hậu biến đổi, môi trường ngày càng biến trạng theo chiều hướng xấu, cả thế giới đang kêu gọi mọi người chung tay góp sức để cải thiện môi trường tốt hơn. Ngành kiến trúc cũng đang cố gắng phát triển thêm nhiều công trình xanh, với những sản phẩm phát triển bền vững và có trách nhiệm hơn với môi trường. Từ những công trình nhỏ như nhà ở, khách sạn, trường học, cho đến các công trình lớn như cả một đô thị. Từ cải thiện công trình cũ đến xây lên các công trình lớn. Không chỉ là khởi nguồn nhỏ, lẻ từ những quốc gia mà đang lan rộng hơn trên khắp toàn thế giới, với mục đích hạn chế sự biến đổi khí hậu.
Các chuyên gia trên toàn thế giới đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để thực hiện các cuộc nghiên cứu, thảo luận, trao đổi về xu hướng, sự phát triển và ảnh hưởng của kiến trúc xanh đến môi trường. Thông qua các kết luận dựa trên thực tế, chứng minh rằng kiến trúc xanh đã tác động tích cực đến không chỉ là thiết kế, thi công mà còn tạo ra được sự phát triển vững bền, chắc chắn cho môi trường xây dựng. Song song đó, nhàng công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ đi kèm với ý thức ngày một tiến bộ của con người mà các sản phẩm cũng như dịch vụ xanh được thúc đẩy mạnh mẽ sáng tạo, đổi mới và cải tiến hơn.
Theo như số liệu nghiên cứu năm 2012 – 2015, công trình xanh có sự tăng mạnh về số lượng, lến đến hơn 60%. Điều này cho thấy các nhà phát triển bất động sản và những công ty xây dựng đang dần chuyển hướng đầu tư qua cho các công trình xanh, dự đoán trong tương lai còn tiếp tục phát triển công trình xanh hơn nữa. Điều đáng mừng là xu hướng này được tăng trưởng trên toàn thế giới.
Nhờ vào một yếu tố cực kỳ quan trọng đó chính là nhận thức của xã hội đang ngày càng tốt hơn ở mọi tầng lớp. Đây chính là tác nhân góp phần rất lớn vào sự phát triển của kiến trúc xanh. Mà thành phần đóng góp nhiều nhất là các kiến trúc sư, công ty thi công, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình. Họ đã và đang nhận ra mình không chỉ là đang đi theo xu hướng mà còn hiểu được kiến trúc xanh quan trọng như thế nào.
Theo như hầu hết các bản khảo sát và báo cáo, khẳng định rằng kiến trúc xanh chính là hướng đúng đắn để các công ty xây dựng đi theo và phát triển. Nhất là trong những năm trở lại đây, kiến trúc xanh đã trở thành yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và là nhu cầu thiết yếu của thị trường. Vì vậy, đòi hỏi các thiết kế và cả xây dựng phải luôn đảm bảo an toàn, hiệu quả về cảnh quan, môi trường, năng lượng…
Để khuyến khích phát triển hơn nữa kiến trúc xanh cũng như tôn vinh các công trình tiêu biểu, trên thế giới ra đời nhiều hệ thống để đánh giá mức độ đóng góp của công trình xanh cho môi trường và xã hội như:chất lượng tiện nghi, phần trăm sử dụng năng lượng và nước…
Áp dụng kiến trúc xanh cải thiện môi trường ở Việt Nam
1. Nhu cầu thực tiễn
Công trình xanh đang là xu hướng kiến trúc được áp dụng mạnh ở rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Sau đó, kiến trúc xanh bắt đầu áp dụng ở Việt Nam và dần đẩy mạnh hơn dựa trên việc tiếp thu và thừa hưởng công nghệ thế giới. Có rất nhiều cơ hội mới được mở ra cho công trình xanh phát triển ở nước ta, đây chính là điều kiện để sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu lượng chất thải độc hại ra môi trường, cho con người một không gian sống tự nhiên hơn, trong lành hơn.
Trong bối cảnh khí hậu biến đổi ngày càng nghiêm trọng dẫn đến năng lượng suy kiệt, các nước như Việt Nam đang được xem là môi trường lý tưởng để phát triển công trình xanh. Các công nghệ hiện đại với vật liệu xây dựng tiên tiến đang được phát triển một cách choáng ngợp. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng lớn và chưa được linh hoạt, phù hợp riêng với điều kiện của từng quốc gia.
2. Ứng dụng công trình xanh thời gian qua
Từ những năm 1990, khi mọi người quan tâm nhiều đến vấn đề biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, dùng năng lượng hiệu quả để đảm bảo và nâng cao hơn điều kiện sống cho con người. Xu hướng kiến trúc xanh cũng được nhen nhóm từ đó. Hơn 20 năm sau, làm sóng này dần lan rộng ra nhiều khu vực, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là các nước đang phát triển.
Năm 2007, cả chính phủ lẫn các khu vực tư nhân đều ủng hộ công trình xanh, vì Việt Nam bị dự đoán là một trong những nước sẽ chịu nhiều rủi ro nhất gây ra bởi biến đổi khí hậu trọng vòng 30 năm tới. Cho đến hiện nay, Việt Nam đã có được sự đánh giá của quốc tế và được cấp chứng chỉ cho các công trình xanh như là: LEED của “Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ”, LOTUS của “Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam”…và nhiều hơn nữa.
Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tìm hướng đi đúng đắn cho kiến trúc xanh. Trong có mối quan tâm hàng đầu là phải hợp lý và áp dụng được cho các điều kiện về văn hóa, kinh tế, khí hậu… của riêng từng vùng miền. Ví dụ như khí hậu nước ta thì mùa đông lạnh, độ ẩm cao, còn mùa hè lại quá nóng bức với bức xạ lớn, đặc biệt là ở miền Bắc. Còn miền Nam thì đa phần là thời tiết nóng nực chứ ít khi nào bị rét đậm. Vì vậy, tùy theo từng vùng, từng đặc điểm khí hậu mà có sự phát triển khác nhau cho công trình xanh.
3. Một số bất cập
Tuy nhiên, thực chất còn tồn tại rất nhiều công trình xanh gắn mác “sinh thái” để quảng cáo. Các công trình này không chứng minh được các số liệu cho thấy đã đóng góp tích cực cho môi trường hay xã hội. Sau khi khảo sát, các công trình này chỉ xanh ở bề nổi, trồng cây xanh một cách lạm dụng lên mái, hay mặt tiền mà không hề có sự chăm sóc, bảo dưỡng, vận hành hợp lý. Còn lạm dụng các loại thiết bị và vật liệu nhập khẩu đắt tiền, gây tốn kém nguồn năng lượng và chi phí hơn gấp nhiều lần, không hề có các giải pháp tổng thể để hỗ trợ một môi trường sống thật sự xanh hơn.
Đất nước ta dù đang phát triển nhưng vẫn còn nghèo hơn so với nhiều nước khác trong khu vực, nên các công trình xanh cũng phải phù hợp với kinh tế. Chú ý phát triển các nguồn lực tại chỗ, các giải pháp đơn giản, phù hợp trình độ xây dựng riêng của từng khu vực để có giá thành hợp lý và người dân có đủ khả năng chi trả. Đặc biệt là nông thôn, khu vực có nhiều giá trị bản địa và đời sống người dân chưa được dư dả lắm.
4. Cần sự quan tâm phối hợp từ cơ quan chức năng
Việc xây dựng công trì nền văn hóa rất đa dạng ở mỗi địa phương riêng, vậy nên việc chọn lựa giải pháp xanh phải phù hợp với lối sống, văn hóa, tâm lý, nhu cầu và điều kiện thực tế là vô cùng quan trọng để quyết định nên kiến trúc cho đô thị. Chỉ khi phát triển đúng hướng, được cư dân địa phương chấp nhận, đáp ứng nhu cầu cộng đồng thiết thự thì mới có thể áp dụng rộng rãi mà không phá vỡ mất các tập quán truyền thống.
5 dự án kiến trúc xanh tại Việt Nam
Atlas Hotel Hoian – KTS Võ Trọng Nghĩa
The HUT – 23o5studio
Tropical Forest – Tayone Design Studio
Binh House – VTN Architects
An’garden Café – Hà Đông, Hà Nội Le House
Dựa trên sự phát triển của các công trình xanh trên thế giới, có thể nhận định một điều rằng: công trình xanh nên được tiếp nhận và áp dụng trên nhiều khía cạnh sao cho phù hợp với xã hội, môi trường, kinh tế và văn hóa của Việt Nam. Công trình xanh không chỉ là giải pháp riêng của mỗi quốc gia nào mà nó còn là hướng đi để góp phần giải quyết các vấn đề tiêu cực về môi trường trên phạm vi toàn cầu.